Nghiên cứu do tiến sĩ dịch tễ học Leeka Kheifets, từ Đại học Los Angeles, bang California thực hiện, đã khảo sát trên 28 nghìn trẻ nhỏ 7 tuổi và mẹ của chúng (từng tham gia một nghiên cứu lớn của Đan Mạch, khi họ có bầu từ giữa năm 1996 đến 2002).
Trong đó, mẹ của khoảng 3% số trẻ cho biết chúng ở ranh giới của tình trạng trục trặc hành vi, và 3% thì có các hành động khác thường, chẳng hạn trong việc tuân thủ mệnh lệnh hay trong tình cảm.
Những trẻ có mẹ sử dụng điện thoại đi động khi mang bầu, và bản thân trẻ cũng dùng thì có tỷ lệ trục trặc hành vi cao hơn 50%.
Những trẻ có mẹ sử dụng điện thoại di động, nhưng chúng không dùng thì có nguy cơ trục trặc hành vi cao hơn 40%.
Theo China Daily, cho tới nay, vấn đề an toàn của điện thoại đi động vẫn còn gây tranh cãi. Khoảng 5 tỷ người trên thế giới sử dụng thiết bị này. Tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội ung thư Mỹ và Viện sức khỏe quốc gia Mỹ đều chưa tìm thấy bằng chứng cho rằng mobile phone có thể gây hại cho sức khỏe.
Tháng 5/2009, các chuyên gia đã nghiên cứu 13.000 người, từng sử dụng điện thoại trong hơn 10 năm, với hy vọng sẽ tìm hiểu liệu sóng điện thoại này có gây ung thư não hay không, song kết quả vẫn chưa rõ ràng.
Chính vì thế, trong nghiên cứu mới này, Kheifets đã cố gắng tính đến các nguyên nhân khác, như các bà mẹ hay buôn điện thoại có khác với những người còn lại, đặc biệt ở thời điểm họ mang bầu mà điện thoại còn chưa phổ biến như hiện nay.
Tuy nhiên, họ không phát hiện ra điều gì bất thường.
Chính vì thế, phát hiện này theo họ là "đáng để kiểm tra lại".
Theo:
VnExpress