Chảy máu cam ở nữ giới và những điều cần biết


4,226
1
1
Xu
53
Chúng ta ai cũng biết rằng chảy máu cam là một chứng có thể gặp ở tất cả mọi người. Tuyển chọn những câu hỏi sau sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về vấn đề này ở nữ giới.

Cách điều trị chảy máu cam?


Câu hỏi bởi: thủy thu

Chào bác sĩ.

Cháu là nữ, năm nay 13 tuổi, cháu thường bị chảy máu cam, 2 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần. Có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Xin bác sĩ cho cháu hỏi lí do và cách điều trị hiệu quả?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào cháu.

Chảy máu mũi là biểu hiện của nhiều bệnh. Các tình huống chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần. Chảy máu mũi vô căn là lí do thường gặp nhất, chiếm trên 90% tình huống, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại. Một số lí do ít gặp hơn là:

Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi và chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

Viêm mũi xoang làm cho trẻ ngứa mũi và chọc ngón tay vào gãi gây vỡ điểm mạch.

Trẻ hiếu động, bị ngả, bị va đập hoặc nhét vật lạ vào mũi.

Do ho, hắt hơi nhiều gây tăng áp lực dẫn đến chảy máu mũi.

Một số bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.

Ngoài ra, chảy máu mũi còn do một số lí do hiếm gặp như:

+ Các loại u: u máu vách ngăn hoặc trên cuốn mũi hoặc trong hố mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm mũi họng.

+ Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.

Trường hợp của cháu thường bị chảy máu cam, 1 tháng chảy khoảng 5 đến 10 lần, có khi chảy thành giọt, có khi đông thành cục ở trong mũi và khạc ra. Cháu cần xem mình có bị những lí do trên không. Nếu có thể cháu cần đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để xác định nguyên lí do gây chảy máu mũi. Tuy nhiên, bệnh của cháu cũng có khi tự khỏi khi lớn lên.

Khi bị chảy máu cần phải ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, khi đó cháu phải thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì cháu phải đến bệnh viện. Tại bệnh viện. bác sĩ có thể nhét mét tẩm thuốc co mạch mũi hoặc can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.

Tuy nhiên do lí do nào thì cháu cũng cần phòng ngừa chảy máu mũi bằng các biện pháp sau:

Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, sịt Xisat hằng ngày

Tránh tiếp xúc với các vật có kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.

Không nên chọc ngoáy mũi khi ngứa.

Ăn uống, dinh dưỡng phù hợp.

Chúc cháu khỏe mạnh!

Chảy máu cam nhiều lần có bị sao không?


Câu hỏi bởi: my bờm

Thưa bác sĩ!

Cháu là nữ, năm nay 20 tuổi. Trong 1 tháng cháu bị chảy máu cam 2 lần. Ở cả 2 mũi trái và phải. Không biết như vậy có bị sao không ạ? Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cháu xin cảm ơn!

Bác sĩ Đặng Phương Liên


Chào cháu!

Chảy máu cam là một biểu hiện của nhiều bệnh lý, do đó, cháu cần được cần khám bệnh cẩn thận để tìm ra lí do, nhất là cần tìm các triệu khác đi kèm, có thể kín đáo hoặc rầm rộ, nhằm giúp hướng tới lí do gây bệnh. Có 2 nhóm lí do chính gây chảy máu cam. Nhóm thứ nhất là do những bệnh lý tại mũi gây ra và nhóm thứ hai là do những bệnh lý toàn thân mà chảy máu cam chỉ là một trong số các triệu chứng của bệnh.

Những bệnh lý tại mũi gây chảy máu cam bao gồm: thành mạch yếu tại các mao mạch ở cuốn mũi nên dễ vỡ gây chảy máu, viêm mũi xoang mãn tính, polyp mũi, khối u ở mũi, chấn thương, dị vật mũi… Một số bệnh lý toàn thân cũng có triệu chứng chảy máu cam như tăng huyết áp, rối loạn đông máu (do bệnh lý hoặc do uống thuốc), bệnh máu ác tính… Bên cạnh những lí do do bệnh lý gây ra, một số thói quen xấu thông thường cũng có thể gây chảy máu cam, ví dụ như ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh…

Trong thư cháu không cho biết hoàn cảnh xuất hiện chảy máu cam, diễn biến của chảy máu cam (tự cầm hay phải can thiệp gì, bao lâu thì cầm máu…), nên rất khó giúp cháu xác định lí do. Song dù là lý do gì gây chảy máu cam, cháu cũng hết sức cảnh giác. Nếu tiếp tục bị chảy máu cam, cháu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được bác sĩ khám và có thể làm các xét nghiệm nhằm phát hiện lí do, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Chúc cháu sức khỏe!

Nữ 18 tuổi thường xuyên bị chảy máu cam


Câu hỏi bởi: nhok

Chào bác sĩ!

Bạn gái em năm nay 18 tuổi là nữ, thường bị ra máu cam. Cô ấy bị ra máu cam khoảng 1 năm nay, cứ nóng trong mình là ra, ban ngày cũng có, ban đêm cũng có, hiện không dùng thuốc gì hết, người thân cũng không ai bị ra máu cam hết, cũng không có ngoáy mũi, kinh nguyệt bình thường, không ra ngoài trời nắng, ở trong mát cũng ra máu cam. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp.

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Huệ


Chào em!

Bạn gái em bị chảy máu cam đã 1 năm nay, không biết cô ấy có bị các bệnh gì khác kèm theo hay không? Chảy máu cam là chảy máu của niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi là hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên với rất nhiều mạch máu nuôi dưỡng tạo thành một mạng lưới mao mạch dày đặc và nằm ở rất nông nên rất dễ bị chảy máu (chảy máu cam). Chảy máu cam thường do hai nhóm lí do gây chính nên, đó là lí do tại chỗ và lí do toàn thân.

Nguyên nhân tại chỗ: do những bệnh lý tại mũi gây ra như viêm mũi, viêm xoang, chấn thương mũi… Những bệnh lý khối u ở mũi cũng gây chảy máu mũi (gặp ở thanh, thiếu niên nhiều hơn) tuy ít gặp nhưng có thể nguy hiểm và khó chữa trị.

Nguyên nhân toàn thân: chảy máu mũi chỉ là triệu chứng biểu hiện của bệnh toàn thân như: tăng huyết áp, do các yếu tố đông máu (bệnh máu, bệnh gan), u ác tính…

Dựa vào tần số chảy máu cam, chảy máu một bên hay hai bên mũi mà có thể hướng tới lí do chảy máu cam. Khi bị chảy máu cam, em khuyên bạn dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi có chảy máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước (không nên ngửa mặt khi chảy máu cam vì động tác này không có tác dụng cầm máu mà có thể làm cho máu chảy ngược vào cổ họng gây ra khó thở hoặc nôn mửa). Có thể dùng bông, gạc để cầm máu.

Em khuyên bạn nên bổ sung vitamin C cũng như ăn nhiều trái cây có màu xanh như chanh, cam, bưởi, ổi… để làm vững thành mạch. Tốt nhất, em khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để có được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Chúc các em vui, khỏe!

Chảy máu cam thường xuyên điều trị như thế nào?


Câu hỏi bởi: My Lê

Chào bác sĩ.

Em là nữ, năm nay 24 tuổi, trong khoảng thời gian 4 – 5 tháng trở lại đây em hay bị chảy máu cam, 3 – 4 lần/tháng (từ nhỏ tới lớn em chưa bị chảy lần nào) nhưng khoảng 1 tuần nay ngày nào em cũng bị chảy, có khi 4 lần/ngày, em có uống nước mát, ăn trái cây có vitamin C nhưng vẫn không có giảm. Vậy bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì và cách điều trị ạ (em bị viêm mũi dị ứng gần 10 năm nhưng đã đỡ nhiều vì em uống nước cây lược vàng được hơn 1 tháng rồi).

Em cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Có rất nhiều lí do gây chảy máu cam như:

Viêm mũi dị ứng:

Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là lí do gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.

Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không thấy hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.

Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, tình huống chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là triệu chứng một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là lí do rất hay chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…

Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong tình huống này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.

Bệnh về máu: giảm tiểu cầu… Dù là lí do gì thì chảy máu cam thường xuyên như bạn là một biểu hiện rất nguy hiểm.

Bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết tìm lí do và chữa trị bệnh kịp thời.

Chúc bạn gặp nhiều may mắn và sống vui khỏe!

Nữ 14 tuổi thường xuyên chảy máu cam có cần kiêng gì không?


Câu hỏi bởi: 3T

Chào bác sĩ!

Em tôi là nữ, 14 tuổi, gần đây nó thường hay bị chảy máu cam. Thỉnh thoảng 1-2 ngày là lại bị. Cho tôi hỏi chảy máu cam thường do những lí do gì? Cách khắc phục khi bị chảy máu cam như thế nào là đúng nhất? Có cần kiêng cữ việc ăn uống không?

Tôi cảm ơn.

Chào bạn!

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Riêng về câu hỏi của bạn cung cấp rất ít thông tin cho bác sĩ nên chỉ có thể trả lời chung chung như sau đây mà thôi. Để giúp được nhiều hơn cho em gái, bạn có thể cung cấp tiếp các thông tin sau: từ bé đến giờ có mắc bệnh gì không? Có đang dùng thuốc gì không? Mũi em bạn ngoài chảy máu cam có bị nghẹt, chảy mũi, hắt xì không? Cháu chảy máu cam lúc ngủ hay đi ngoài nắng rồi về chảy máu mũi? Có khi nào trong đêm ngủ chảy máu mũi sáng ra thấy máu bầm ở mũi không? Trong gia đình có ai mắc bệnh dễ chảy máu khó cầm không? Mỗi lần chảy chỉ vài giọt rồi thôi hay chảy kéo dài?

Chảy máu mũi như người thân của bạn có nhiều lí do: viêm mũi viêm xoang mãn tính, Polyp mũi, loét niêm mạc vách ngăn mũi, u hốc mũi, tăng huyết áp gây vỡ mạch máu mũi… Đôi khi, áp lực cuộc sống, stress kéo dài, lo âu, mất ngủ, lao động nặng – lao lực thường xuyên, trầm cảm,… cũng gây tác động hệ thống thần kinh giao cảm ở mạch máu mũi do làm giãn mạch, chảy máu mũi. Người mắc bệnh gan như suy gan, viêm gan siêu vi làm gan không sinh ra đủ chất làm đông máu sẽ gây chảy máu. Cũng có lí do gây chảy máu mũi rất đơn giản là do có thói quen ngoáy mũi. Cần bỏ thói quen xấu này (không được ngoáy mũi) và cắt ngắn móng tay thường xuyên. Vì khi móng dài, sắc, ngoáy vào mũi sẽ gây tổn thương mạch máu mũi dẫn đến chảy máu mũi

Người thân của bạn nên đến khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng, nội soi mũi xoang, đo huyết áp nhằm tìm ra lí do chảy máu mũi. Bên cạnh đó cũng nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng đông cầm máu ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương – Hà Nội hoặc khoa Huyết học các bệnh viện để loại trừ các lí do chảy máu do rối loạn về huyết học gây ra.

Khi bị chảy máu mũi thì làm gì? Lời khuyên tốt nhất là lúc chảy máu mũi là nên tìm bóng mát ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, cúi mặt (không phải ngửa cổ), há miệng thở, lấy ngón tay trỏ đặt vuông góc cùng bên cánh mũi chảy máu ép vào vách ngăn mũi bịt kín nơi chảy máu. Giữ như vậy 10 phút. Nếu được thì đắp thêm khăn ướp lạnh lên mũi để co mạch máu làm máu nhanh cầm. Không nên ngửa cổ khi chảy máu mũi vì như vậy máu sẽ vào họng, gây khó thở nếu lượng máu nhiều. Sau 10 phút, máu không có dấu hiệu dừng lại, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.

Chúc người thân bạn nhanh khỏi chảy máu mũi!

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl