Tổng hợp những câu hỏi hay về tiêu chảy ở trẻ dưới 9 tháng tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Tiêu chảy rất dễ gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em bởi hệ miễn dịch còn yếu. Những câu hỏi sau sẽ trang bị những kiến thức tốt nhất về bệnh tiêu chảy cho các phụ huynh có con dưới 9 tháng tuổi.

Điều trị cho trẻ bị tiêu chảy cấp


Câu hỏi bởi: Hoang Thuan

Chào bác sĩ.

Con gái tôi được 4 tháng rưỡi, cháu bị tiêu chảy 10 ngày rồi. Tôi đã cho cháu đi khám, bác sĩ cho thuốc Smecta, thuốc Entrogimina và nước vôi nhì nhưng vẫn không khỏi, cháu vẫn đi 4-5 lần, phân có màu hơi xanh và chua. Vậy tôi phải chữa như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn

Có rất nhiều lí do gây tiêu chảy (ngộ độc thức ăn, nhiễm vi rút, vi khuẩn…). Tốt nhất bạn nên đưa cháu đi xét nghiệm nghiệm phân để tìm lí do gây tiêu chảy, lúc đó sẽ có hướng chữa trị cụ thể.

Chúc cháu nhà bạn sớm khỏi bệnh!

Trẻ 5 tháng tuổi bị tiêu chảy


Câu hỏi bởi: Zin Zin

Thưa Bác sĩ, con gái tôi hôm nay được năm tháng tuổi cháu bị nấm quanh miệng tôi đã đanh dơ bằng nystatin đươc mấy hôm nhưng hôm nay cháu có biểu hiện đi ngoài phân loảng như nước liệu cháu có phải bị nấm ruột không ạ

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn.

Triệu chứng nấm ruột là triệu chứng không điển hình, tiêu chảy do nấm hay vi khuẩn không biết hay do nhiễm độc thức ăn,.. Tiêu chảy nấm, vi khuẩn thường kéo dài. Bạn nên theo dõi 1 2 ngày nữa, cho bé uống thuốc như men vi sinh,.. Sau đó nếu bé vẫn bị tiêu chảy thì bạn nên đưa bé đi xét nghiệm phân nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn.

Tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu trường hợp này do chế độ ăn, ăn nhiều đạm, sữa không phù hợp nên bé bị tiêu chảy nhé.

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ nhỏ và phân biệt tiêu chảy do vi-rút Rota với các lại tiêu chảy khác


Câu hỏi bởi: k0_ten

Thưa bác sĩ.

Bé nhà tôi mới 5 tháng tuổi nhưng thường xuyên bị tiêu chảy. Làm sao để phân biệt tiêu chảy do vi-rút Rota với các lại tiêu chảy khác? Có cách nào để phòng ngừa bệnh này một cách hiệu quả không?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Tuyết Mai


Chào bạn.

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh do nhiều lí do gây ra như rối loạn tiêu hóa, thành ruột yếu và phổ biến nhất do nhiễm khuẩn, trong đó nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị tiêu chảy do nhiễm một loại virus có tên là Rota virus.

Tiêu chảy do nhiễm Rota virus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các lí do khác rất nhiều. Trẻ nhiễm Rota virus có thễ dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24-48 giờ, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: sốt, nôn nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc màu xanh nhưng không thấy máu, tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần mỗi ngày. Triệu chứng này dẫn đến mất nước và điện giải.

Thông thường bệnh kéo dài từ 3-8 ngày, một số tình huống có thế kéo dài đến 2 tuần. Vì lớp bảo vệ của ruột non bị phá hủy và tổn thương do Rota virus nên tác động đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể trở nên không dung nạp men lactose (men phân hủy sữa), khiến bé tạm thời không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những biểu hiện như đau bụng, đau mông, tiêu chảy nhiều hơn và đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy.

Các biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn đến suy yếu, đầy hơi và mất cân bằng acid máu, thường phải nhập viện kịp thời để chữa trị. Khi không được chữa trị thích hợp, tiêu chảy có thê dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy do Rota virus nguy hiểm hơn các bệnh tiêu chảy khác vì hiện nay bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Các tình huống sử dụng kháng sinh không thấy tác dụng làm giảm nhẹ bệnh mà có thể còn làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.

Để phân biệt tiêu chảy do Rota virus hay tác nhân khác thường dựa vào các biểu hiện nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm. Rất may là để phòng ngừa chủ động và hiệu quả bệnh này đã có vắc-xin và vắc-xin này chỉ hiệu quả cho trẻ em trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi. Vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rota virus là loại vắc- xin uống, đang được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng và đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Hiện nay việc chủng ngừa tiêu chảy do Rota virus chưa được cập nhật vào chương trình tiêm chủng mở rộng, chính vì thế mà trẻ cần được uống bổ sung thêm vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rota virus càng sớm càng tốt chứ không phải đợi đến khi trẻ trong giai đoạn nhiễm bệnh. Trẻ 4 tháng mà thường xuyên bị tiêu chảy thì lí do thường không phải là tiêu chảy chỉ do Rota virus.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và đặc hiệu nhất là sử dụng vắc-xin Rota để loại trừ bị bệnh do vi rút này. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rota virus. Tuy nhiên hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi Khi trẻ bị tiêu chảy do Rota virus có thể ở mức độ nặng nhẹ khác nhau do nhiễm các chủng Rota khác nhau. Vắc-xin Rotarix chỉ phòng ngừa hiệu quả nhất 1 chủng Rota nguy hiểm, song cũng có thể phòng chéo sang một vài chủng khác. Khi tiêu chảy, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời đúng cách thì trẻ sẽ bị rối loại nước và điện giải ở các mức độ khác nhau, nặng có thể dẫn tới trụy tim mạch, hôn mê và tư vong. Vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rota virus được cho trẻ uống từ 6 tuần tuổi trở đi, uống 2 lần cách nhau ít nhất là 1 tháng và nên uống trước 6 tháng tuổi. Bé nhà bạn vẫn còn trong độ tuổi có thể chủng ngừa, bạn nên đưa trẻ gặp bác sĩđ ể được giải đáp thêm ngay từ lúc này.

Chúc bé nhà bạn khỏe mạnh

Bé bị tiêu chảy


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, con e được 5 tháng 5 ngày.mấy ngày nay cháu lại bị tiêu chảy, mấy ngày đầu cháu đi có bọt, có chất nhầy nhầy, phân sống.2 ngày nay cháu đi phân Hok thấy chỉ thấy nước không ạ, đang nằm chơi cháu cũng bị chảy nước a, Hok thấy phân. Con e uống sữa mẹ hoàn toàn ạ

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào em,

Tình trạng bé đi ra nước liên tục như thế là biểu hiện của tiêu chảy nặng. Gia đình cần quan sát các biểu hiện khác như nôn, sốt và đưa cháu đi khám ngay để tìm nguyên nhân.

Chúc gia đình sức khỏe.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi:

Xin chào bác sĩ!

Cho em hỏi là em đẻ con trai mới được 2 tháng 8 ngày cháu lúc sinh được 3,1kg đến nay bé được 5kg cháu bị tiêu chảy và đi phân sống ngày trên 10 lần, bị 3 tuần rồi và hay đi són đi khám bác sí cho cháu uống điện giải và men tiêu hóa dạng ống và uống sữa không đường nhưng cháu vẫn bị em lo lắng quá không biết như thế nào. Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ.

Em cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Tiêu chảy là một bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, lí do chủ yếu là do virus, vì vậy chữa trị tiêu chảy ở trẻ chủ yếu là bù nước và điện giải. Cách bù nước và điện giải cho trẻ phụ thuộc vào mức độ mất nước do đi ngoài. Có 3 mức độ mất nước và xử trí khác nhau như sau:

* Mất nước nặng: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Li bì khó đánh thức.

2. Mắt trũng.

3. Không uống được hoặc uống kém.

4. Nếp véo da mất rất chậm.

* Có mất nước: có từ 2 dấu hiệu sau trở lên.

1. Vật vã, kích thích.

2. Mắt trũng.

3. Uống háo hức, khát,

4. Nếp véo da mất chậm.

* Không mất nước Không đủ các dấu hiệu trên để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. Xử trí trẻ tiêu chảy cấp: Phác đồ A – Điều trị tiêu chảy tại nhà ( theo 3 nguyên tắc) (chỉ áp dụng cho trẻ tiêu chảy không mất nước, nếu trẻ có dấu hiệu mất nước hoặc mất nước nặng như trên thì trẻ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế).

* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường. Tốt nhất là uống Oresol (ORS). Oresol đã pha chỉ dùng trong 24 giờ. Khi cho trẻ uống Oresol cần chú ý:

Với trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.

Trẻ lớn hơn cho uống từng ngụm bằng cốc.

Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau đó uống chậm hơn.

Ví dụ: Cho uống từng thìa cách nhau 2- 3 phút. Liều lượng Oresol của bé nhà bạn: 50-100ml sau mỗi lần bé đi ngoài. Cần chú ý không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn.

* Tiếp tục cho trẻ ăn: Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu trẻ không được bú sữa mẹ thì cho ăn như thường lệ. Nếu trẻ đang uống sữa bột thì nên chuyển sang loại sữa dành riêng cho trẻ tiêu chảy không có đường Lactose như sữa Enfalac Lactofree.

*Đưa trẻ tới khám lại. Cần đưa trẻ đến khám lại nếu sau 3 ngày không đỡ hoặc có một trong các biểu hiện như: Đi ngoài nhiều lần hơn, phân nhiều nước, nôn liên tục, khát nhiều, ăn hoặc uống kém, sốt hoặc có máu trong phân.

Chúc bé sớm lành bệnh!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl