Thắc mắc thường gặp về chứng sổ mũi ở trẻ trên 1 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Trẻ trên một tuổi sức đề kháng còn yếu nên việc sổ mũi có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác. Bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi trẻ bị sổ mũi.

Ho và sổ mũi


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bs! Bé nhà e năm nay gần 4 tuổi , bé thường xuyên bị ho và sổ mủi (có trịu chứng nôn ói đi kèm ) bé ăn nhìu nhưng không tăn câng chỉ nặng 13Ky thôi . Bé thường xuyên đổ mồ hôi, trời lạnh hay nóng bé cũng đổ mồ hôi rất nhìu, ban đêm ngủ máy quạt nhưng kg bắt trực tiếp ngay bé . Bé bị ho sổ mũi từ nhỏ tới lớn , có uốn thuốc đi bs nhưng hết được 1 thời gian ngắn rồi lại bị tiếp . Cho e xin ý kiến để e đi điều trị đúng cách và đúng chổ . Cảm ơn bs nhiều !!!

Bác sĩ Hồ Anh Tuấn


nếu bé bị nhiều lần phải xem có phải do viêm mũi dị ứng không, cần đi khám cụ thể

Bé 2 tuổi bị sổ mũi, sốt, uống thuốc nhưng chỉ đỡ sổ mũi nhưng người vẫn nóng


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Con trai tôi năm nay 2 tuổi. Hai hôm nay, cháu nóng và sổ mũi. Nhưng tôi cho dùng thuốc hạ sốt và thuốc Ampixillin, cháu uống đỡ sổ mũi giờ chỉ nóng. Mong bác sĩ cho tôi biết cháu nhà tôi bị bệnh gì?

Tôi cảm ơn!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn!

Trẻ em 2 tuổi, không ho, không khó thở, chỉ sốt và chảy nước mũi là biểu hiện của viêm đường hô hấp trên, tức là viêm mũi, họng , hoặc Amidan. Ngoài ra vào mùa thu đông thường có dịch cảm cúm. Như vậy, bạn tự ý đi mua thuốc về cho trẻ uống, không đưa bé đi khám bệnh hay là đã khám qua thầy thuốc chỉ định cho uống kháng sinh và hạ sốt? Việc thấy trẻ sốt, sổ mũi … các bà mẹ tự đi mua thuốc hạ sốt và kháng sinh về cho uống một vài ngày thấy bé đỡ là thôi không cho uống nữa là một việc không nên làm. Vì 3 lý do sau:

Hội chứng viêm long đường hô hấp trên 80% là do vi rút gây ra và đã do vi rút thì uống kháng sinh không thấy tác dụng. Phải là thầy thuốc có kinh nghiệm, hoặc các xét nghiệm nhanh mới phân định rõ được, từ đó mới quyết định có dùng kháng sinh hay không?

Việc trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên là việc thường xảy ra trong quá trình thích nghi với môi trường sống của trẻ em, cơ thể có cả một hệ thống miễn dịch, hệ thống bảo vệ phong phú, hệ thống này sẽ rất hay làm nhiệm vụ bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc uống thuốc kháng sinh chỉ là hỗ trợ cho quá trình này khi cơ thể không thể tự chống đỡ, nếu cơ thể không thấy hệ thống bảo vệ thì thuốc kháng sinh không thể dẫn đến khỏi bệnh. Vì vậy cho nên thầy thuốc hoặc bạn có kinh nghiệm có thể phân định rằng bé bị viêm nhiễm thực sự nhưng xét thấy khả năng có thể tự sức đề kháng mà khỏi được thì không cần phải uống kháng sinh mà chỉ dùng những thuốc phụ trợ tăng cường sức đề kháng … để trẻ tự khỏi thì trẻ sẽ thích nghi tốt hơn khỏe mạnh hơn. Nếu xét thấy cần phải cho uống thuốc kháng sinh thì phải dùng đủ liều, đủ thời gian và phối hợp 2 loại kháng sinh trở lên, không dùng đơn độc 1 loại như bạn đã cho uống.

Việc sử dụng kháng sinh không theo liều và không phối hợp các loại kháng sinh dễ làm cho vi khuẩn kháng thuốc (bị nhờn thuốc), việc cho dùng thuốc đơn giản không đủ liều dễ dẫn đến trẻ hay bị bệnh hơn.

Chúc bạn nuôi con mạnh khỏe!

Bé 9 tuổi bị sổ mũi, chảy nước mũi và đặc biệt là ho rất nhiều


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu nhà tôi năm nay 9 tuổi. Cứ thay đổi thời tiết là cháu ốm. Hiện tại cháu bị sổ mũi, chảy nước mũi và đặc biệt là ho rất nhiều. Tôi đã cho dùng thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm, anpha choay rồi. Vậy giờ tôi cho uống thêm thuốc gì để cháu đỡ ho?

Trân trọng cảm ơn!

Chào bạn.

Khi thay đổi thời tiết làm cho các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus phát triển gây bệnh đường hô hấp. Cháu có thể viêm mũi, viêm xoang, viêm họng thanh quản thậm chí viêm phế quản co thắt gây ra ho(hen tiềm ẩn). Dùng các thuốc như bạn kể nên theo đơn bác sĩ để chọn đúng loại thuốc theo tình trạng bệnh. Tránh dùng 1 nhóm thuốc kháng sinh nhiều lần gây nhờn thuốc.

Bạn nên chú ý cho cháu dinh dưỡng tốt, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cao đề kháng. Giữ ấm cơ thể khi chuyển mùa. Bạn có thể cho cháu uống 3 tháng thuốc sau, mỗi tháng uống 10 ngày Broncho vaxom 3.5mg ngày 1 viên. Đây là vaccin đường uống phòng 6 loại vi khuẩn hay gây viêm nhiễm vùng mũi họng. Trong thời gian uống, nếu cháu vẫn bị ho, sổ mũi, chảy mũi thì vẫn cho cháu dùng các thuốc chống viêm mũi họng như bình thường.

Chúc cháu nhà bạn nhanh khỏi bệnh.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Ho, sổ mũi kèm nổi mẩn đỏ ở trẻ em là bệnh gì?


Câu hỏi bởi: trịnh thị kim giang

Thưa bác sĩ.

Con em được 3 tuổi rồi. Mấy hôm nay bé cứ ho hoài cộng thêm sổ mũi nữa nhưng tới ngày thứ ba da bé lại nổi mẩn đỏ trên ngực và sau lỗ tai. Em hỏi bé có ngứa không thì bé nói là ngứa. Bác sĩ cho em hỏi đây là biểu hiện của bệnh gì hả bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào bạn!

Qua thông tin bạn mô tả, bé nhà bạn đã bị ho mấy hôm, sổ mũi, da nổi mẩn đỏ nhưng chưa rõ bé có bị sốt hay không, ăn uống ra sao, ngoài ra có biểu hiện gì khác nữa hay không (quấy khóc, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ,…). Tình trạng ho, sổ mũi có thể do bé bị dị ứng thời tiết, dị ứng với tác nhân xung quanh (bụi, khói, hơi,…) hoặc cũng có thể do viêm nhiễm đường hô hấp. Còn tình trạng ngứa có thể là biểu hiện của dị ứng tiếp xúc do bé tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng, hoặc vệ sinh chưa sạch sẽ, bệnh ngoài da,…

Do vậy ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng cho bé qua chế độ ăn, cho bé nghỉ ngơi, ngủ đủ thì bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để khám kiểm tra nhằm xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị thích hợp.

Chúc bé nhà bạn sớm khỏe!

Trẻ bị sổ mũi rồi chuyển sang ho có đờm, nên dùng thuốc gì?


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ.

Cháu có 2 bé, các bé hay bị sổ mũi sau đó chuyển sang ho. Nếu không sử dụng đến kháng sinh thì không khỏi được. Bé lớn nhà cháu 7 tuổi, bé nhỏ 17 tháng tuổi. Cháu cũng thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh hằng ngày cho các bé nhưng chữa trị được nửa tháng là các bé lại bị tái lại. Cháu cũng bị chảy nước mũi nhiều, ho có đờm. Về đêm các bé ho mạnh thì nên dùng thuốc gì?

Cháu xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn.

Hai bé nhà bạn thường bị sổ mũi rồi chuyển sang ho có đờm, như vậy là các bé bị viêm đường hô hấp trên mãn tính. Nếu bé có biểu hiện chảy mũi xanh, kết hợp với ngủ thường ngáy, thở bằng mồm thì có thể bị viêm VA căn nguyên do trực khuẩn mủ xanh. Bạn cần cho các bé đi kiểm tra VA để khắc phục đúng bệnh. Khi trẻ bị bệnh, bạn cần vệ sinh sạch mũi cho trẻ bằng cách sau:

Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, xa vạch an toàn.

Bước 2: Ấn nhẹ dứt khoát liên tục trong 2 – 3 giây. Bạn nên chọn lọ nước muối biển mà khi ấn liên tục vào vòi xịt thì bình xịt vẫn hoạt động.

Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.

Sau khi xịt mũi 5 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Sau khi hút sạch dịch mũi bạn mới cho trẻ ăn.

Vệ sinh mũi cho trẻ lớn cũng gồm 3 bước như trên nhưng trẻ lớn có thể ngồi, nghiêng đầu sang một bên để xịt. Sau đó thì xì sạch mũi. Bạn nên vệ sinh cho các cháu ngày vài lần như vậy. Nếu không đỡ mới dùng thuốc. Việc chữa trị tốt nhất là theo lí do.

Chúc bạn và các cháu mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl