Bị mụn sưng đỏ phải chữa như thế nào?


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Bị mụn sưng đỏ không chỉ gây đau nhức mà còn có thể khiến chúng ta vô cùng khó chịu và tự ti. Vậy bạn đã biết cách đối phó với điều này hay chưa?

Mụn sưng đỏ, mụn mủ nên chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: Trang

Chào bác sĩ.

Em năm nay 24 tuổi, hiện nay da mặt em nổi rất nhiều mụn sưng đỏ có cả mụn mủ, em rất lo lắng và băn khoăn không biết nên làm thế nào để mụn có thể giảm bớt. Em làm đầu bếp, không biết có phải do tiếp xúc với nhiều dầu mỡ nên da em dễ bị nổi mụn như vậy không ạ? Trước đây em cũng bị nổi mụn nhưng không nhiều, chủ yếu tập trung 2 bên má và để lại vết thâm. Em có sử dụng các liệu pháp thiên nhiên để trị mụn như dấm táo, nước muối, kem nghệ và sữa rửa mặt nghệ của thorạao nhưng không thấy dấu hiệu thuyên giảm. Da em là da dầu. Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ.

Em xin cảm ơn.

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào em.

Em ở tuổi 24 bị mụn là việc bình thường. Những biện pháp em đang sử dụng chỉ hạn chế chứ không chữa trị và cơ chế. Da em nhờn và nhiều mụn mủ vì vậy em nên kết hợp với uống. Em có thể uống Acnotin 20mg/ngày kèm với Metronidazol 500mg/ngày. Liệu trình uống liên tục 1 tháng bệnh sẽ giảm.

Chúc em mau khỏe.

Mặt nổi mụn sưng đỏ và đau chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: phi

Chào bác sĩ!

Năm nay cháu 14 tuổi. Trên mặt cháu xuất hiện những nốt mụn sưng đỏ và đau. Cho cháu hỏi lí do là gì? Và cách phòng trị thế nào ạ?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào em!

Hiện tượng nổi mụn trên mặt có rất nhiều lí do gây ra, trước hết thường nghĩ tới lí do do mụn trứng cá. Ngoài ra còn nhiều lí do khác có thể gây mụn như: do dị ứng tiếp xúc với dị nguyên nào đó (bụi, khói, hơi), do các mầm bệnh gây mụn (vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, côn trùng,…).

Trường hợp của em mô tả có mụn sưng đỏ, đau nổi trên mặt thì chưa thể xác định chính xác được mụn do lí do gì. Tuy nhiên, ở vào độ tuổi của em thường gặp nhất là do mụn trứng cá và tổn thương là mụn trứng cá đỏ, mụn bọc, đặc biệt nếu có cơ địa da dầu. Đây là sự tích tụ các chất bã, chất tiết ở chân lông nhưng do không thoát được ra ngoài hình thành nên mụn đỏ, mụn bọc, với sự góp mặt của các vi khuẩn (P.acnes, tụ cầu, liên cầu,…) có thể gây mụn mủ, viêm loét,… gây đau nhức. Ngoài ra, còn nhiều đặc điểm khác chưa rõ để xác định tổn thương như màu sắc da, có vảy da hay không, có ngứa hay không, có tiền sử tiếp xúc với dị nguyên gì hay không,…

Do vậy, để có chẩn đoán đoán bệnh chính xác nhất, em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để khám. Tùy theo từng lí do gây mụn mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị thích hợp, trong tình huống có bội nhiễm thì phải sử dụng thêm kháng sinh. Để phòng ngừa mụn trên mặt nói chung, em cần vệ sinh da mặt thường xuyên với nước sạch, có thể sử dụng xà phòng chống da dầu hoặc sữa rửa mặt chống da dầu chuyên dụng. Không nên bôi bất kỳ thuốc gì trên da nếu không có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, em nên đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh, tăng cường nước trái cây và nên sắp xếp lịch học tập, nghỉ ngơi hợp lý.

Chúc em vui khỏe!

Mụn sưng đỏ trên mặt và cơ thể chữa thế nào?


Câu hỏi bởi: trần đức thắng

Chào bác sĩ!

Cháu năm nay 17 tuổi là nam giới. Không biết lý do gì trên mặt và lưng mọc lên một số mụn rất nhiều và sưng đỏ. Xin hỏi bác sĩ cháu nên làm gì để mụn đỡ hơn ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Huỳnh Văn Quang


Chào cháu!

Theo thông tin cháu cung cấp, cháu 17 tuổi giai đoạn này dễ bị mụn trứng cá. Cháu bị trứng cá bọc.

Trứng cá bọc là thể mụn khó chữa trị và hay để lại sẹo lồi lõm. Hiện tại còn sớm, chưa có di chứng nhiều cháu nên tới bác sĩ da liễu để được giải đáp hướng chữa trị, dự phòng, ăn ngủ, sinh hoạt một cách cụ thể. Khuyên cháu nên đi khám sớm kẻo bị sẹo!

Chúc cháu sức khỏe!

Thuốc dùng khi da nổi mụn bọc, sưng đỏ


Câu hỏi bởi: Kiều Ngô

Chào bác sĩ.

Em bị nổi mụn bọc, đỏ, sưng đi khám thì được bác sĩ kê đơn như sau: Eulexcin 500 (cephanlexin), Zinc, vitamin B trong vòng 4 tháng. Bác sĩ cho em hỏi uống thuốc như vậy có ảnh hưởng gì hay không?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn.

Liệu trình điều trị mụn của bạn bao gồm kháng sinh, vitamin B và kẽm. Các thuốc này uống trong thời gian dài thì không có nhiều độc tính nhưng vẫn có tác dụng phụ bạn cần lưu ý. Khi uống Eulexcin 500 (Cefalexin) thường có tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, đau khớp hoặc nghiêm trọng hơn như sốt, đau họng, đau đầu, phồng rộp nặng, da phát ban, nhợt nhạt, nước tiểu sẫm màu, dễ bầm tím hoặc chảy máu, nhầm lẫn, kích động, ảo giác, tiểu ít… Thuốc vẫn được sử dụng trong 1 – 2 tháng để điều trị những nhiễm khuẩn mãn tính. Viên kẽm dùng để điều trị các tổn thương do mụn, làm nhanh lành vết thương, được bổ sung theo nhu cầu hằng ngày hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Thuốc thường gây tác dụng trên đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày, dùng kẽm dài ngày có thể gây thiếu đồng, thiếu máu do kẽm làm giảm hấp thu sắt.

Bạn nên bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và uống viên kẽm trong hoặc ngay sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn, hạn chế tiết bã nhờn… Các Vitamin này có thể gây dị ứng, nổi ban và rối loạn tiêu hóa nhưng thường nhẹ và có thể phục hồi hoàn toàn khi giảm liều. Chúc bạn sức khỏe và điều trị tốt.

Thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl